Con đường “Nếu anh đi với người yêu Chỉ xin anh nhớ một điều nhỏ thôi Con đường ta đã dạo chơi Xin đừng đi với một người khác em Hàng cây nay đã lớn lên Vươn cành lá để êm đềm chạm nhau Hai ta ai biết gì đâu Hai con đường rẽ xa nhau hoài Nếu cùng người mới dạo chơiXin anh tránh nẻo đường vui ban đầu” (Thơ Phan Thị Thanh Nhàn) Đã chia xa rồi , yêu ai, đi với ai là quyềncủa anh, em có quyền gì mà can thiệp vào chuyện riêng tư của người khác. Chỉxin anh nhớ cho “một điều nhỏ thôi”. Nhỏ mà không nhỏ chút nào : “Con đường ta đã dạo chơi Xin đừng đi với một người khác em” Dâu phải là sự ghen tuông đầy hệ luỵ của thói đàn bà ?Sao người cũ lại nghiệt đến thế .Van xin mà còn hơn là cấm đoán .Con đường “ta đã dạo chơi” ấy là cõi riêng của cuộc tình đã mất , làthánh địa của tình yêu mà em là một tín đồ ngoan đạo.Anh không có quyền “đi với người khác em”để phá sự thiêngliêng em hằng cất giữ Con đường, hàng cây _ chứng nhân cuộccủa cuộc tình hai ta “nay đã lớn lên” Đã “ vươn cành lá để êm đềm chạm nhau”. Thế Nhưng hai con người “ Chânbên chân , hồn bên hồn “ ấy lại “Rẽ xa nhau, xa hoài”. Thật buồn mà không biết gì đâu. Từ con đường ký ức , tác giả đã nâng lên thành con đường hình tượng của hai người bắt đầu từ ngã rẽ chia xa. Lan man trong chiều sâu kỷ niệm song cố gái không quên quay về hiện thực vớilời nhắn nhủ : “ Nếu cùng người mới dạo chơi Xin anh tránh nẻo đường vui ban đầu” Vẫn là “nẻo đường vui” của mối tình đầu vụng dại dù nẻo đường ấy rồi cũng dẫn đến sự ly tan. Với em nẻo đường xưa ấy vô cùng quý giá .Xin anh đừng cùng với ai kia dẫm lên trái tim em . Đó là hướng tiếp cận bài thơ “Con đường” lâu nay của bạn đọc. Với mình bài này lại nghĩ đến một hướng tiếp cận khác , cô gái nhỏ nhẻ “xin” người tình cũ đến ba lần .Lần đầu“xin anh nhớ”lần thứ hai “ xin anh đừng đi” và lần thứ ba “ xin anh tránh”.Quả có hơi lạ , những cuộc tình đã ta vỡ người ta thường tránh gặp nhau hoặc gặp nhau là để mát mẻ , trách mócchua chát với nhau chứ mấy ai lại hạ mình “xin” nhiều lần như vậy. Rỏ ràng không phải “xin” cho mình , phẩm cách của người phụ nữ không cho phép cô gáilàm thế . Lời xin lại có vẻ quyết liệt chứ không chịu nhân nhượng một tý nào? Chỉ có một cách lý giải duy nhất là cố gái không “xin” cho mình mà cho tha nhân- một cô gái nào đó trong giả thiết là người mới của anh . Anh đã cùng em “dạo chơi” trên nẻo đường vui dẫn đến sự “Xa nhau , xa hoài”lại còn muốn tái diễn bi kịch với một người con gái khác nữa sao? Con đường ấy chỉ vui ban đầu mà khổ vềsau và người nhận chịu nhiều nhất vẫn là người phụ nữ . Vì thế van xin anh đừng đi , van xin anh tránh bỏ để khỏi làm khổ cho người ta . Bài thơ thấm một sự cảm thông “chút phận đàn bà” giũa hai người phụ nữ hoàn toàn xa lạ vì thế mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét